Nhiều người chưa nắm vững công dụng, cách dùng An cung ngưu hoàng hoàn khoa học nên đã xảy ra tai biến đáng tiếc.

Trong mươi năm gần đây, khi bệnh lý tai biến mạch máu não (thuộc phạm vi chứng trúng phong của y học cổ truyền) có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp thì nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các đông dược thành phẩm trở nên hết sức cần thiết.

Nhiều chế phẩm trị liệu trúng phong do các công ty dược phẩm sản xuất có nguồn gốc từ các bài thuốc cổ nổi tiếng như Chí bảo đan, Ngưu hoàng thanh tâm hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn, Nhân sâm tái tạo hoàn, Đại lạc hoạt đan… đã có mặt trên thị trường đông dược nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có một loại thuốc được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH).

Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này vẫn còn không ít khiếm khuyết. Có người cho rằng cứ đột quỵ là dùng ACNHH và thậm chí có nhiều trình dược viên đã khuyên những người cao tuổi và những bệnh nhân có nguy cơ tai biến mạch não nên uống ACNHH định kỳ như một thứ “thần dược” để dự phòng biến chứng một cách thiếu kiến thức và tùy tiện vì mục đích lợi nhuận.

Những lưu ý khi sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn

Công dụng của An cung ngưu hoàng hoàn

An cung ngưu hoàng hoàn là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông.

Theo dược học cổ truyền, ACNHH có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, dục đàm. Chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế.

Đây là một trong ba phương thuốc lương khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với Chí bảo đan và Tử tuyết đan, là một trong những dược vật cấp cứu hữu hiệu của y học cổ truyền. “Cung” là chỉ tâm bào, tâm bào là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. ACNHH có đủ khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”.

Ngưu Hoàng

Ngô Cúc Thông đã viết: “Thử phương hương hóa uế trọc nhi lợi chư khiếu, hàm hàn bảo thận thủy nhi an tâm thể, khổ hàn thông hỏa phủ nhi tả tâm dụng chi phương dã, chuyên trị nhiệt hãm tâm bào lạc, thần hôn thiềm ngữ cập đại nhân, tiểu nhi kinh quyết chi nhân vu nhiệt giả đa hiệu”.

  • Trong nội khoa, ACNHH đã được dùng để trị liệu trúng phong (tai biến mạch não) trong giai đoạn cấp tính với trúng phong bế chứng thuộc thể đàm nhiệt nội bế thanh khiếu, có tác dụng cải thiện rõ rệt triệu chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong và rút ngắn giai đoạn cấp tính.
  • Với viêm não Nhật Bản B, ACNHH có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chống co giật, nếu dùng sớm có thể ức chế quá trình phát triển của bệnh.
  • Với hôn mê, chế phẩm này cũng có khả năng giúp cho ý thức nhanh hồi phục, bệnh tình sớm ổn định;
  • Với viêm gan, ACNHH có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng đe dọa hôn mê nhưng phải chỉ định sớm và dùng liều cao.
  • Với những trường hợp sốt cao do viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm phổi cấp tính, viêm amidan, viêm ruột cấp tính…, sản phẩm này có tác dụng hạ sốt rất tốt…
  • Ngoài ra, ACNHH còn được khảo sát tác dụng trị liệu trên nhiều mặt bệnh khác như hội chứng não sau chấn thương (pos-traumatic brain syndrome), ung thư gan nguyên phát, viêm tụy cấp tính, suy thận mạn tính, động kinh, tâm thần phân liệt, đau đầu dai dẳng, hội chứng phổi – não (pulmono – cerebral syndrome), hôn mê do rối loạn chuyển hóa pocphirin (hematoporphyria), Luput ban đỏ, rắn độc cắn, một số bệnh lý ở trẻ em như viêm phổi, ngừng hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, hen, viêm thận cấp tính, viêm não, động kinh, bạch cầu cấp, viêm amidan và viêm xoang mũi cấp tính…
  • Tác dụng dược lý của ACNNH khá phong phú: trấn tĩnh và chống co giật, hồi tỉnh, giải nhiệt, chống viêm tiêu thũng và làm hạ huyết áp.

Những lưu ý đặc biệt khi dùng An cung ngưu hoàng hoàn

Có thể thấy, An cung ngưu hoàng hoàn là một trong những loại thuốc rất quý của y học cổ truyền. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này cần hết sức lưu ý mấy điểm như sau:

  • An cũng ngưu hoàng hoàn là một loại thuốc trị bệnh của Đông y có sức công phá mãnh liệt chứ hoàn toàn không phải là loại dược phẩm có công dụng “bồi bổ” như nhiều người lầm tưởng.
  • ACNHH là một loại thuốc có tính cực lạnh và chỉ dùng cho các trường hợp nhiệt tính, hay nói đúng hơn là các bệnh do đàm nhiệt gây nên. Vì thế, khi dùng nhất thiết phải được các thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền khám xét, chỉ định và hướng dẫn tỉ mỉ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
  • Hiện nay, có nhiều ý kiến khác khác nhau về việc dùng ACNHH cho nhồi máu não hay xuất huyết não. Theo quan niệm của y học cổ truyền, hễ có các chứng trạng của chứng “trúng phong” (tương đồng với các thể bệnh của đột quỵ não) thì đều dùng được, miễn là thuộc thể trúng phong do đàm nhiệt, đàm mê tâm khiếu. Vậy nên rất cần có sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền.
  • Có quan điểm cho rằng ACNHH không có tác dụng phòng bệnh, kể cả ý kiến của một vài tác giả Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, sản phẩm này có đủ khả năng để chống đột quỵ não. Chỉ có điều khi dùng dự phòng phải có sự khám xét và tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
  • Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại ACNHH khác nhau, nguồn gốc phức tạp, thật giả lẫn lộn và giá cả cũng hết sức đa dạng, thậm chí có nơi bán “chui” với giá cực đắt! Tình trạng mua phải của “rởm” để rồi lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang” không phải là hiếm. Vậy nên, khi có nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng nên mua ACNHH ở những cơ sở kinh doanh có đủ giấy tờ và tư cách pháp nhân như Trọng Hiếu Korea.
  • Vì tê giác hiện tại hết sức quý hiếm và đã được đưa vào Sách Đỏ cấm săn bắt và tàng trữ nên trong thành phần ACNHH người ta thường dùng sừng trâu nước (thủy ngưu giác) để thay thế với liều lượng cao hơn. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, vì vậy người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng và đừng vì những lời dẫn dụ như “sản phẩm của chúng tôi được bào chế từ sừng tê giác xịn” mà tốn tiền một cách vô ích.

Bài viết được ThS. Hoàng Xuân Mai tổng hợp, hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được cách sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.